Bảo vật quốc gia/Tài sản văn hóa quan trọng (Tòa nhà)Chùa Jurin-in

Ngày đăng kí:1958.02.08

Hội trường chính của Jurin-in là một kho báu quốc gia được xây dựng trong thời kỳ Kamakura.

Có những đặc điểm phổ biến cho Gangoji Temple Gokurakubo, một di sản thế giới.

Kaeru-mata trên đỉnh cột là một ví dụ đại diện cho phong cách kiến ​​trúc của thời Kamakura.

Hội trường chính được xây dựng như một hội trường để tôn thờ Đức Phật Đá bên trong.

Jizo Stone Buddha Altar được xây dựng vào thời kỳ đầu Kamakura, và là bức tượng chính của Jurin-In (tài sản văn hóa quan trọng).

Cổng phía nam là cổng trước của Jurin-In, và là một kiến ​​trúc của thời Kamakura (tài sản văn hóa quan trọng)

Ở Gomado, Fudō Myō-ō, người theo Two Acolytes, được lưu giữ (tài sản văn hóa quan trọng)

Vào ngày 28 hàng tháng, một lời cầu nguyện sẽ được tổ chức trước Fudō Myō-ō.

Nhiều bông hoa nở hoa mỗi mùa trong các khu vực

Đó là một ngôi đền rất yên tĩnh ở Naramachi, nơi phổ biến với khách du lịch.

nhận xét

nhận xét

Juurin'in nằm ở góc đông nam của khuôn viên cũ Gangouji, tại thị trấn Nara yên tĩnh.
Người ta nói rằng đó là ngôi chùa con của Hoàng đế Gensho (715-724) số Chokuganji và Gangouji, và nhiều báu vật trong chùa đã bị mất do chiến tranh trong thời Muromachi (1336-1573), nhưng gia đình Tokugawa Dưới sự bảo trợ của ngôi chùa, các hội trường khác nhau đã được sửa chữa.
Bruno Taut (1880-1938), kiến ​​trúc sư người Đức, người đã truyền bá vẻ đẹp huy hoàng của Nhật Bản ra thế giới, đã nói: “Khi đến Nara, điều đầu tiên bạn nên làm là ghé thăm Juurin'in, một ngôi chùa nhỏ nhưng rất cổ kính, đơn sơ và cổ kính. tòa nhà trang nhã và lặng lẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó.'' Hãy ngắm cảnh quanh khu vực và tận hưởng những con đường mộc mạc gần đó một cách thỏa thích.''
Hãy đến thăm ngôi chùa cổ Juurin'in ở Nara, nơi Ogai Mori, Sakurako Mizuhara, Ao Matsuse và những người khác đã viết về nó trong các bài hát của họ. Trang web chính thức Juurin'in

open

Chú thích

Chính điện của chùa Jurin-in được xây dựng vào khoảng đầu thời kỳ Kamakura (1185-1333) làm phòng lễ bái để thờ hốc tượng Phật bằng đá ở bên trong.

Chính điện của chùa Jurin-in (Bảo vật quốc gia)

Chính điện của chùa Jurin-in được xây dựng vào khoảng đầu thời kỳ Kamakura (1185-1333) làm phòng lễ bái để thờ hốc tượng Phật bằng đá ở bên trong.
Chiều cao của tòa nhà thấp, phần hiên nhà phía trước rộng rãi, phía trong cùng có lắp cửa shitomido là loại cửa được chia thành hai tấm phía trên và phía dưới, cánh cửa có một tấm ván kẹp giữa các tấm lưới. Tổng thể ngôi điện được thiết kế mang dáng vẻ nhà ở, gợi nhớ đến các ngôi nhà thời trung cổ. Thiết kế này có những đặc điểm khác với kiến ​​trúc của chùa Phật giáo thông thường, chẳng hạn như mái hiên được lợp ván thay vì các thanh xà gồ.
Phần được gọi là Kaeru-mata ở phía trên của hai cây cột phía trước tòa nhà là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc, mang vẻ mạnh mẽ theo phong cách Kamakura. Kaeru-mata là phần kết cấu được lắp đặt tại những chỗ như các thanh dầm để nâng đỡ tòa nhà bằng cách phân tán tải trọng, và do hình dáng có phần bên dưới mở rộng ra giống như chân ếch nên được gọi là Kaeru-mata. "Kaeru" có nghĩa là con ếch và "Mata" có nghĩa là phần háng.
Ngoài ra ở các phần chi tiết còn có những kỹ thuật kiến trúc rất đáng xem ví dụ như Nokishita Kumimono (kết cấu kiến trúc bên dưới mái hiên) được làm bằng gỗ để đỡ phần mái hiên dài và Kurikata (đường gờ) được điêu khắc với những đường cong mượt mà trên đầu cột. Tòa nhà này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Số tòa nhà: 1 tòa
Thời kỳ xây dựng: Đầu thời kỳ Kamakura (Thế kỷ thứ 13)
Kết cấu và hình thức: Chiều dài tòa nhà là 5 ken (khoảng 9,8 yard), chiều rộng tòa nhà là 4 ken (khoảng 8 yard), một tầng, mái dốc 4 bên, mái ngói (phương pháp lợp xen kẽ ngói tròn lồi và ngói phẳng lõm)
Ngày được công nhận là Tài sản văn hóa quan trọng: 17/04/1902 (ngày 17 tháng 4 năm Minh Trị thứ 35)
Ngày được công nhận là Bảo vật quốc gia: 08/02/1958 (ngày 08 tháng 02 năm Chiêu Hòa thứ 33)

Hốc tượng Phật bằng đá trong chùa Jurin-in (Tài sản văn hóa quan trọng)

Hốc tượng Phật Địa Tạng khắc bằng đá nơi đây là tượng Phật chính của chùa Jurin-in, được xây dựng vào khoảng đầu thời kỳ Kamakura (1185-1333) và là tượng Phật bằng đá vô cùng hiếm có ở Nhật Bản. Từ [龕/Gan] ở đây có ý nghĩa là một hốc lõm được thiết kế dạng tủ thờ trong đó có đặt tượng Phật, tủ thờ này được chạm khắc bằng đá granit, tượng trưng cho thế giới Địa Tạng xoay quanh Địa Tạng Bồ Tát.
Ở chính giữa tủ thờ là Tượng Phật chính Địa Tạng Bồ Tát kiểu cổ, không cầm thanh Tích Trượng, hai bên có chạm nổi tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát Di Lặc. Không có Đức Phật trong suốt 5,67 tỷ năm kể từ sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt cho đến khi Bồ Tát Di Lặc xuất hiện. Địa Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát được cho là đã được giao phó nhiệm vụ cứu độ chúng sinh (tất cả những sinh linh, những sinh vật tồn tại trong tam giới, lục đạo) thay Đức Phật trong khoảng thời gian đó.
Ngoài ra, nhiều tượng Phật và tháp khác nhau được đặt xung quanh Địa Tạng Bồ Tát, thể hiện thế giới Địa Tạng, nơi con người mong muốn được tái sinh vào cõi Tịnh Độ Cực Lạc không còn khổ đau sau khi chết. Phía trước tủ thờ tượng Phật đá có đặt một tảng đá dẫn đường để cất giữ hài cốt và quan tài của người đã mất. Ngoài ra, ở phía trên và hai bên tượng phật chính có các chòm sao Bắc Đẩu và các Cung hoàng đạo được khắc bằng chữ Phạn, qua đó chúng ta cũng có thể hiểu được về tín ngưỡng "hiện thế lợi ích" (genze riyaku), cầu nguyện sống lâu và không gặp thiên tai. Ở bên trái và bên phải của tảng đá dẫn đường có đặt những cột đá truyền thống (kyodo) của Phật giáo Nanto có khắc Kinh Phật và tên các vị Phật. Tủ thờ tượng Phật bằng đá này được tạo ra dưới sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, lấy giáo huấn của Phật giáo Nando lúc bấy giờ làm nền tảng nên có cấu trúc hiếm có. Kỹ thuật chạm khắc mang đậm dấu ấn của đại lục cũng rất được chú ý.
Các vết tích trang trí màu sắc khiến ta hình dung được toàn cảnh bức tranh sắc màu của cõi Tịnh Độ Cực Lạc, nơi không còn đau khổ sau khi chết.

Số tủ thờ: 1 tủ thờ
Thời đại: Đầu thời kỳ Kamakura (Thế kỷ thứ 13)
Kết cấu và hình thức: Hốc tượng Phật bằng đá
Ngày được công nhận là Tài sản văn hóa quan trọng: 24/04/1925 (ngày 24 tháng 04 năm Đại Chính thứ 24)

Cổng nam của chùa Jurin-in (Tài sản văn hóa quan trọng)

Là cổng chính ở phía trước chính điện, là cổng 4 chân có hình thức kết cấu đơn giản, không có trang trí. Đây là một công trình kiến ​​trúc đơn giản hiếm thấy, với các cột được gia cố kiểu dáng hơi nghiêng vào trong và phần mái hiên được lợp bằng ván thay vì xà gồ, giống như chính điện.
Phần Kaeru-mata của cổng phía nam (phần kết cấu được lắp đặt ở những chỗ như các thanh dầm để nâng đỡ tòa nhà bằng cách phân tán tải trọng và do hình dáng có phần bên dưới mở rộng ra giống như chân ếch nên được gọi là Kaeru-mata) có dạng tấm ván. Tổng thể mang phong cách đơn giản và chắc chắn, khác biệt hẳn với phần Kaeru-mata chính được trang trí có thể nhìn xuyên thấu phía bên kia.
Cổng này có nhiều điểm tương đồng với chính điện và được cho rằng đã được xây dựng cùng thời gian với chính điện.

Số tòa: 1 tòa
Thời đại: Đầu thời kỳ Kamakura (Thế kỷ thứ 13)
Kết cấu và hình thức: Cổng 4 chân, Mái đầu hồi (Kirizumazukuri) (kiểu mái nhà có hình dạng giống như quyển sách đang mở úp xuống), mái ngói (phương pháp lợp xen kẽ ngói tròn lồi và ngói phẳng lõm)
Ngày được công nhận là Tài sản văn hóa quan trọng: 13/08/1917 (Ngày 13 tháng 08 năm Đại Chính thứ 6)

Tượng đứng Fudo Myoo (Bất Động Minh Vương) và hai đồng tử bằng gỗ (Tài sản văn hóa quan trọng)

Đức Phật Bất Động Minh Vương và 2 đồng tử là Căng Yết La và Chế Tra Ca, được cho là do cao tăng Phật giáo Trí Chứng Đại Sư lập nên vào khoảng từ cuối thời kỳ Heian (794-1185) tới đầu thời kỳ Kamakura (1185-1333), được thờ tại phật đường Goma-do. Thông thường nơi này không mở cửa cho công chúng nhưng vào ngày 28 hàng tháng (trừ những ngày đóng cửa, tháng 8 và tháng 12) mọi người có thể đến cúng bái vào các buổi lễ cầu nguyện Goma được tổ chức trước Đức Phật Bất Động Minh Vương .
Tóc của Đức Phật Bất Động Minh Vương là tóc xoăn, tóc tết xõa về phía vai trái. Vẻ mặt của Ngài thể hiện sự tức giận với mắt trái hơi nheo lại, răng nanh trên bên trái và răng nanh dưới bên phải lộ ra và môi cắn chặt lại. Vầng hào quang trên lưng tượng trưng cho hình ảnh con chim đang phun lửa ra từ miệng. Tay trái của Ngài cầm kiếm, tay phải cầm một đồ dùng của Phật giáo dạng sợi dây được cho là dùng để cứu độ chúng sinh (tất cả sinh linh, sinh vật tồn tại trong tam giới), Ngài đứng trên một bệ hình tảng đá, hai bên là hai đồng tử đi theo cùng. Đồng tử Căng Yết La ở bên phải đang chắp tay nhìn lên Đức Phật Bất Động Minh Vương, đồng tử Chế Tra Ca ở bên trái đang hơi quay người nhìn về Đức Phật. Ẩn trong dáng vẻ dữ tợn còn có cả vẻ đẹp hiền hòa, vẻ ngoài đầy đặn được trang trí phong phú chính là những đặc điểm của Đức Phật Bất Động Minh Vương được tạo ra vào cuối thời kỳ Heian.
Từ xa xưa, nơi đây đã thu hút được nhiều tín đồ với niểm tin rằng chân thành mong nguyện chỉ một điều ước thì điều ước đó sẽ thành hiện thực.

Số tượng: 3 bức

Bạn đã hiểu nội dung chú thích chưa?

Thông tin di sản văn hóa

【Thời gian】

10:00-16:30 *Tham quan buổi sáng (khoảng 8:30-9:20) miễn phí

【Ngày nghỉ định kì】

Đóng cửa không đón du khách từ ngày 28 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1, ngày 27 tháng 1 đến ngày 28 tháng 1 và ngày 31 tháng 7 đến ngày 31 tháng 8. Đóng cửa vào thứ Hai hàng tuần (hoặc thứ Ba tuần sau nếu thứ Hai là ngày lễ)

【Giá tiền】

Người lớn (học sinh cấp ba trở lên): 500 yên, Học sinh cấp hai: 300 yên, Elementary school students: 200 yên

Quay lại danh sách di sản văn hóa