Kho báu quốc gia / Tài sản văn hóa quan trọng (Tòa nhà)Chùa Shinyakushiji

Ngày đăng kí:1952.11.22

Trong số các pho tượng (bảo vật quốc gia), ông là vị tướng nổi tiếng nhất

Đây là hình ảnh chính của ngôi đền này, một công trình kiến trúc bằng gỗ (bảo vật quốc gia).

Xung quanh để bảo vệ

・ Có trong này (kho báu quốc gia)

Thờ cúng kimono cũng rất tuyệt (có thể thuê kimono quanh ga Nara)

Vui lòng nhập từ bên trái của

Đó là khu vực của mùa xuân

Một sự kiện được gọi là "Otamatsu" được tổ chức hàng năm vào đêm ngày 8 tháng 4.

"Otamatsu" là một sự kiện lâu đời nhằm cầu một mùa màng bội thu và phép thuật apotropaic.

Hàng chục ngọn đuốc đi xung quanh và tạo ra một cảnh tượng tuyệt vời.

nhận xét

nhận xét

Chù a Shinyakushiji --Chính điện [Bảo vật quốc gia] là một ngôi đền được xây dựng cách đây 1300 năm bởi một cô gái trẻ để cầu mong chữa khỏi bệnh tật đã tạo ra "". Điểm nổi bật là dấu "", được cho là có thể chữa khỏi mọi bệnh tật, và "chỗ đứng" lâu đời nhất và lớn nhất, bao quanh vòng tròn và bảo vệ nó. Bạn có thể nhìn thấy tất cả chúng từ khi chúng được xây dựng, vì vậy hãy đến Nara và đánh giá gần chúng. Chù a Shinyakushiji --Chính điện [Bảo vật quốc gia] Trang web chính thức: http://www.shinyakushiji.or.jp/

open

Chú thích

Chùa Shinyakushiji được xây dựng vào năm 747 Dương lịch để cầu xin cho Thiên hoàng Shomu được khỏi bệnh. Thiên hoàng Shomu chính là vị Thiên hoàng đã cho xây dựng “Đại Phật của Nara” (Bức tượng Phật ngồi Lô Xá Na bằng đồng ở chùa Todaiji), thế nhưng Đại Phật đang xây được nửa chừng thì ông ngã bệnh. Sau đó, các nghi lễ nhằm trị bệnh cho Thiên hoàng được diễn ra khắp nơi, cũng vào dịp này mà chùa Shinyakushiji được Hoàng hậu Komyo cho xây nên ở đây. Năm 751, lễ cầu thọ cho Thiên hoàng Shomu đã được tổ chức tại chùa Shinyakushiji và Đại Phật của Nara cũng hoàn thành thuận lợi. Khi mới được xây dựng, chùa Shinyakushiji là một ngôi chùa lớn với bảy điện thờ như Phật điện, hai tháp Đông Tây, v.v được bố trí thẳng hàng trong khuôn viên rộng khoảng 440 mét vuông của chùa, nhưng phần lớn các điện thờ đã bị cháy và đổ sập do sét đánh năm 780 và bão lớn năm 962, phải đến tận thế kỷ 13 thì nó mới được xây dựng lại thành như hiện tại. Chính điện ngày nay đã được công nhận là bảo vật quốc gia vì là một trong số ít những công trình kiến trúc quý giá còn sót lại kể từ khi được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 8 tránh được thiệt hại của bão và sấm sét. Trong chính điện vẫn đang đặt tượng Phật ngồi Dược Sư Như Lai và tượng đứng Mười hai vị Thiên tướng, đều là những bảo vật quốc gia có niên đại khoảng 1300 năm trước.

Tượng Phật ngồi Dược Sư Như Lai bằng gỗ [Bảo vật quốc gia]

Tượng Phật ngồi Dược Sư Như Lai bằng gỗ được tạc vào đầu thế kỷ thứ 9, là tượng Phật được thờ chính của chùa Shinyakushiji với niềm tin rằng ngài là đức Phật chữa lành mọi bệnh tật, tay trái ngài cầm hộp thuốc đựng linh dược trị được bách bệnh dù là thân bệnh hay tâm bệnh.
Từ đầu đến thân tượng được tạc từ một khối gỗ cây kaya, bởi chỉ sử dụng phần lõi gỗ để tạc nên người ta cho rằng cây gốc ban đầu hẳn phải là một cây đại thụ có đường kính gấp hai đến ba lần chiều rộng của thân tượng. Có thể nói rằng đây là bức tượng Phật đã được tạc cách đây khoảng 1100 năm từ một cây có tuổi thọ hơn 1000 năm, từ lúc cây sinh ra cho đến nay đã trải qua hơn 2000 năm và bây giờ đang được đặt tại đây.
“Vầng hào quang” phía sau tượng Phật diễn tả ánh sáng phát ra từ thân Phật được sáng tạo theo ý tưởng phương Tây, từ cây Acanthus có nguồn gốc từ con đường tơ lụa với lá to phấp phới và hoa nở mọc hướng lên trên. Sáu tượng Phật nhỏ trên hoa kết hợp với tượng Phật chính đại diện cho bảy tôn tượng của “Bảy vị Phật Dược Sư” được thờ phượng lúc bấy giờ để cùng cầu cho bệnh tình của Thiên hoàng Shomu chóng khỏi.
Tượng có phong thái điềm tĩnh, mạnh mẽ, tạo cảm giác bề thế áp đảo được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc Phật giáo xuất chúng nhất nước Nhật và đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Tượng đứng Mười hai vị Thiên tướng [Trừ tượng Đại tướng quân Cung Tỳ La (Theo tên gọi của chùa là tượng Đại tướng quân Ba Di La), còn lại đều là bảo vật quốc gia]

Phật Dược Sư Như Lai trong khi tu hành vì muốn cứu giúp người đời đã lập ra mười hai nguyện lớn. Mười hai nguyện lớn này được thần cách hóa thành “Mười hai vị thiên tướng”. Mỗi vị thiên tướng lãnh đạo bảy ngàn thiên binh, tổng cộng dưới trướng có 84 ngàn binh, là quyến thuộc của đức Phật Dược Sư Như Lai bảo vệ mười hai phương hướng.
Tượng đứng Mười hai vị Thiên tướng được tạo ra vào thế kỷ thứ 8, và vì đây là tượng Mười hai vị Thiên tướng to nhất và cổ xưa nhất, là một kiệt tác về điêu khắc ảnh tượng nên đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Tượng được làm bằng cách quấn dây thừng xung quanh khung gỗ, rồi cho đất sét trộn rơm vào để tạo hình thô, sau đó đắp bên ngoài hỗn hợp đất đã trộn giấy và mica. Nhãn cầu được thể hiện bằng một viên ngọc thổi từ thủy tinh có màu. Bề mặt tượng được tô màu sắc lập thể sống động mà cho đến nay trên một vài bộ phận vẫn còn sót lại một ít màu sắc khi xưa.
Trong mười hai bức tượng Thiên tướng mà mỗi tượng mỗi vẻ đều hết sức độc đáo và đầy sức sống, thì vị “Thiên tướng Phạt Chiết La” với kiểu tóc dựng ngược và gương mặt giận dữ lại đặc biệt được ưa thích như lấy ảnh in thành tem bưu điện, v.v..
Có thể nói không có ngôi đền nào khác mà bạn có thể quan sát cực kỳ gần bảo vật quốc gia gồm mười hai vị Thiên tướng xoay quanh tượng Phật Dược Sư Như Lai đang ngồi như ở đây.

Bạn đã hiểu nội dung chú thích chưa?

Thông tin di sản văn hóa

【Thời gian】

9: 00-17: 00

【Ngày nghỉ định kì】

không ai

【Giá tiền】

Cá nhân: Người lớn 600 yên, học sinh trung học / trung học cơ sở 350 yên, học sinh tiểu học 150 yên Nhóm: Người lớn 550 Yên, học sinh cấp 3 / cấp 2 300 Yên, học sinh tiểu học 120 Yên

Quay lại danh sách di sản văn hóa